Ảnh minh họa/internet
Rút ngắn tài liệu
Ví dụ: Tiếng 11 – Unit 6: Population – Reading: Population Trend in China. Mục đích của bài học là: Cung cấp hiểu biết xã hội về xu hướng dân số ở Trung Quốc; Củng cố kĩ năng đọc hiểu của học sinh, trong đó tập trung vào tiểu kĩ năng đúng – sai, và phân tích biểu đồ.
Vấn đề đặt ra là, so với mặt bằng chung của sách giáo khoa lớp 11, đây là một bài đọc tương đối dài, nếu với lớp trình độ kém hơn thì có thể sẽ mất nhiều thời gian để một học sinh đọc hết toàn bộ bài.
Ngoài ra, việc thiết kế bài đọc đi cùng một hoặc hai bài tập đọc hiểu đã trở thành mô típ quen thuộc trong sách giáo khoa, vì thế giáo viên có thể cân nhắc một số thay đổi để tạo hứng thú học tập cho học sinh, nhất là với kĩ năng đọc.
Theo đó, giảng viên Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Phương Thảo đề xuất: Giáo viên triển khai hoạt động information gap bằng cách chia bài đọc thành 3 phần, theo 3 đoạn văn trong bài.
Lớp được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 người (nếu sĩ số không chia hết cho 3, GV có thể chia nhóm 4 người, chia đoạn văn cuối thành 2 đoạn nhỏ). Học sinh được yêu cầu đọc đoạn văn của mình trong vòng 2 phút, sau đó trả lời các câu hỏi đúng – sai (trang 80). Học sinh chỉ trả lời câu nào có thông tin trong bài đọc của mình, sau khi tự trả lời có thể thảo luận với các bạn trong nhóm. Tổng thời gian cho giai đoạn 1 là 4 phút.
Sau đó giáo viên sắp xếp lại các nhóm, hình thành nhóm mới có 3 đến 4 thành viên đọc những phần khác nhau, và cùng ghép lại để tạo thành một bài đọc hoàn chỉnh.
Các thành viên trong nhóm mới sẽ hỗ trợ nhau để trả lời các câu hỏi còn lại, nhưng không được nhìn vào phần đọc của người khác, chỉ được đặt câu hỏi và tiếp nhận thông tin. Tổng thời gian cho giai đoạn này là 5 phút.
Mục đích là sau 10 phút, học sinh không chỉ trả lời được hết các câu hỏi đọc hiểu như thường lệ, mà còn có khả năng tóm tắt văn bản bằng ngôn ngữ của mình, tự nắm bắt logic của bài đọc cũng như trao đổi thông tin một cách tự nhiên.
Với hoạt động này, thực chất giáo viên giúp học sinh giảm tải được khối lượng và thời lượng đọc một mình – yếu tố dễ gây nhàm chán và mệt mỏi với học sinh các lớp yếu hơn, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh được thực hành các kĩ năng khác, đặc biệt là nói, trong giờ học đọc.
Thay đổi dạng thức hoạt động/nhiệm vụ
Ví dụ: Tiếng Anh lớp 12 – Unit 1: Home life – Before you read. Mục đích của bài học là dẫn dắt học sinh vào chủ đề bài đọc một cách tự nhiên nhất; đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với một số thông tin/quan điểm trong bài đọc.
Nếu theo SGK, HS được yêu cầu nhìn vào bốn bức tranh và mô tả các nhân vật trong tranh đang làm các công việc nhà nào. Sau đó, các em sẽ lựa chọn những hoạt động mà các em thường làm ở nhà từ một danh sách việc nhà phổ biến.
Tuy nhiên, cách triển khai bài như vậy có thể không tạo được hứng thú và một chút thử thách với học sinh lớp 12 chuyên vì gần như học sinh đã được cung cấp sẵn các cấu trúc câu/từ để diễn đạt.
Từ thực tế, Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Phương Thảo – đề xuất: Giáo viên có thể lựa chọn một trong những hình thức dẫn dắt dưới đây để thay thế hoạt động trong sách:
Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, chia sẻ với nhau những công việc nhà mà mình thường làm, việc mình thích nhất và không thích nhất cùng với lí do. Sau thời gian 3 phút, giáo viên yêu cầu 1 bạn trong cặp nói về bạn kia, về những điểm giống và khác nhau giữa hai người.
Học sinh được yêu cầu làm hoạt động “Speaking Chain” (nói theo chuỗi). Trong đó, mỗi em được phát một phiếu gồm 5-6 câu hỏi. Lớp chia thành 2 hàng dọc, và các em phải đứng quay mặt vào nhau để đặt và trả lời câu hỏi.
Sau 30 giây, giáo viên hô khẩu lệnh “Bước về bên trái/phải một bước”, tất cả học sinh cùng di chuyển và tiếp tục tạo thành một cặp mặt đối mặt mới để phỏng vấn lẫn nhau.
Cứ sau 30 giây, giáo viên lại yêu cầu di chuyển một lần. Học sinh có quyền đặt bất cứ câu hỏi nào trong danh sách câu hỏi được cung cấp nhưng phải lưu ý ghi lại tên và câu trả lời của từng bạn.
Sau thời gian 5 phút, học sinh về lại chỗ ngồi và báo cáo những phát hiện thú vị/quan trọng với lớp. Giáo viên là người điều phối hoạt động này để học sinh có điều kiện được tổng kết những thông tin hay trong quá trình thảo luận.
Dưới đây là một bảng “Nói theo chuỗi” được phát cho học sinh:
Questions | Your answer | Your friend’s answer |
What household chores do you often do? | ||
How does your family decide who does various chores around the house? | ||
What household chore do you like/dislike most? | ||
Do your grandparents help with chores? | ||
What do you find interesting in doing household chores? | ||
Do you think parents should force their children to do household chores? |
Lưu ý: Hoạt động nói theo chuỗi này hoàn toàn có thể được sử dụng trong phần post-reading, sau khi học sinh đã hoàn thành bài tập đọc hiểu. Giáo viên có thể cân nhắc bổ sung một số câu hỏi có liên quan chặt chẽ đến nội dung bài đọc. Đây cũng là một hình thức thay đổi tài liệu bằng cách thêm hoạt động.