Chuyên gia kiến nghị sửa đổi 8 nội dung Luật Giáo dục

Lượt xem:

Đọc bài viết

LTS: Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua và ban hành năm 2005 còn Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội thông qua và ban hành năm 2012, đến nay một số nội dung của cả hai Luật này đã không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Được biết Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học vào năm 2018.

Trên tinh thần đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) với mong muốn có thêm một số góp ý trước khi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học chính thức sửa đổi, bổ sung.

Phóng viên: Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông qua dự án sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. Theo ông, khi sửa đổi, bổ sung 2 văn bản Luật này, Bộ cần chú ý điều gì?

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh: Theo cấu trúc văn bản luật thì gồm có Hiến pháp, Luật, Nghị định, Quyết định, Nghị quyết, Thông tư…

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi thấy rất nhiều nước có Luật Giáo dục là luật khung (còn gọi là luật mẹ bao trùm và có các đạo luật bên dưới như Luật Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục đại học…).

Làm như vậy để tạo ra hệ thống luật pháp đồng bộ, không bị chồng chéo giữa các quy định trong các văn bản luật khác nhau và tốn kém soạn thảo các Nghị định đi kèm với mỗi đạo luật.

Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội và thế giới thay đổi rất nhanh chóng, công nghệ sẽ tác động lớn đến tổ chức hệ thống giáo dục, thiết kế và thực hiện chương trình, dạy và học, đánh giá và công nhận trình độ…

Do đó, Luật Giáo dục sửa đổi tránh quy định quá chi tiết (chỉ có điều gì bất biến thì quy định chi tiết) vì khi tình hình thay đổi luật dễ trở nên lạc hậu.

Ngoài ra, cần phải có báo cáo đánh giá chi tiết kết quả và những tác động của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học hiện hành theo mục tiêu xuyên suốt của mọi hệ thống giáo dục trên các bình diện: chất lượng, hiệu quả và tính bình đẳng trong tiếp cận giáo dục (Quality, Efficiency, Equity).

Từ đó chỉ ra nguyên nhân để có căn cứ, cơ sở điều chỉnh lại các quy định cho thực tế và phù hợp với những thay đổi trong tương lai.

Xin ông cho biết, những nội dung nào ở Luật Giáo dục hiện hành cần sửa đổi, bổ sung?

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh: Tôi thấy có một số nội dung cần sửa đổi như sau:

Thứ nhất, về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo các thông số chính (về tuổi đầu vào, thời gian học tập, mục tiêu cốt lõi của chương trình theo cấp học, thiết chế giáo dục, hình thức, con đường học tập, văn bằng chứng chỉ ở đầu ra…)

Đặc biệt những nội dung quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp không phù hợp với thực tiễn và cơ sở khoa học giáo dục như:

Kỹ sư thực hành, trung cấp 9+1, 9+2 và 9+3… với thời gian học tập khác nhau nhưng tên văn bằng như nhau là bất hợp lý và không thể hội nhập về công nhận trình độ cho người lao động ở trong nước và quốc tế).

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, Luật Giáo dục sửa đổi tránh quy định quá chi tiết (chỉ có điều gì bất biến thì quy định chi tiết) vì khi tình hình thay đổi luật dễ trở nên lạc hậu. (Ảnh: Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cung cấp)

Thứ hai, tại Điều 5, Luật Giáo dục quy định: Yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục.

Luật nên ghi rõ quy định thêm: nội dung, phương pháp giáo dục phải phù hợp với công cụ và công nghệ giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục để tránh tình trạng lạm dụng công nghệ.

Thứ ba, đổi tên thuật ngữ Kiểm định chất lượng (Quality accreditation) thành Kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng (kiểm định – accreditation cho cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo) cho rõ nghĩa và việc định nghĩa các tiêu chuẩn trong kiểm định được cụ thể.

Vì bản thân thuật ngữ chất lượng mang tính tương đối, có quá nhiều định nghĩa về chất lượng.

Thứ tư, tại Điều 6, Luật Giáo dục nêu: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng,…” tôi cho rằng, cần sửa lại “…qui định chuẩn năng lực….”.

Và cần sửa “..Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục..” cần sửa thành “…phải đáp ứng và phù hợp về phương pháp và công cụ, phương tiện giáo dục.

Thứ năm, cần sửa lại tên Điều 12: “Xã hội hóa phát triển giáo dục” thành “Huy động nguồn lực phát triển giáo dục” (nguồn lực gồm đất đai, con người, trí tuệ, thông tin, tài chính, cơ sở vật chất).
Giáo dục mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở ngân sách Nhà nước (2 phần nhà nước, 1 phần tư nhân) cho cả trường công và tư (trừ trường có yếu tố nước ngoài);Cụm từ xã hội hóa khi chuyển tải ra tiếng nước ngoài sẽ bị hiểu sai đi. Vì thế chỉ thẳng ra nội hàm của xã hội hóa thực chất là huy động các nguồn lực phát triển giáo dục.

Ngoài ra, nghiên cứu bổ sung về nguyên tắc đóng học phí theo cấp học ưu tiên:

Còn Trung học phổ thông nhà nước chi một nửa, phần còn lại thu học phí, còn giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngân sách chỉ nên cấp tối đa 30%.

Đặc biệt, để huy động nguồn lực tư nhân (người học) cho phát triển giáo dục thì cần quy định những nội dung chương trình thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chủ yếu vì lợi ích công (như giáo dục chính trị, an ninh quốc phòng) nhà nước nên chi trả cho cơ sở đào tạo không phân biệt công- tư hoặc có thể tổ chức theo hình thức tập trung để nâng cao hiệu quả đào tạo.

Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục nêu rõ:

“Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”.

Nội dung này lặp với Điều 99 về Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục.

Vì thế, có thể bỏ Điều 14 và gộp lại với Điều 99 đồng thời bổ sung thêm nội dung quản lý nhà nước: gồm quy hoạch, chính sách, chiến lược, tiêu chuẩn, định mức, thông tin quản lý…Khung trình độ quốc gia, công nhận văn bằng quốc tế…

Thứ sáu, cần quy định bổ sung về tiêu chuẩn năng lực của nhà giáo và cán bộ quản lý. Đồng thời ghi rõ trách nhiệm của từng bên liên quan trong việc thực hiện cơ chế đánh giá, phân loại, tuyển dụng, bổ nhiệm và sa thải nhà giáo cũng như cán bộ quản lý.

Thứ bảy, cần bổ sung một điều về quy hoạch phát triển giáo dục: ghi rõ nguyên tắc, chức năng quy hoạch, trách nhiệm từng bên, công bố và đánh giá quy hoạch phát triển giáo dục để đảm bảo sự phát triển hài hòa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Thứ tám, đề nghị bổ sung thêm một chương về ứng dụng công nghệ trong giáo dục để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Từ thực tế giúp lãnh đạo Bộ điều hành quản lý giáo dục chuyên nghiệp, theo ông, những nội dung nào của Luật Giáo dục đại học hiện hành không còn phù hợp với thực tiễn, cần sửa đổi, bổ sung?

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh: Tôi cho rằng, về Luật Giáo dục đại học, chúng ta cần nhìn nhận trao đổi ở 12 nội dung sau:

Một là, nên xem xét lại quy định phân tầng giáo dục đại học chỉ ra nguyên nhân tại sao chưa thực hiện được.
Nên để sinh viên tốt nghiệp xong hoặc trước khi vào học tập trung sinh viên để học Quân sự bên ngoài nhà trường theo Luật nghĩa vụ quân sự ở các Trung tâm của quân đội cấp quân khu hoặc Trung tâm huấn luyện vùng.Hai là, nên quy định phân loại chất lượng chương trình giáo dục đại học để có điều kiện quản lý, tài chính và công nhận bằng cấp với nước ngoài.

Ba là, bổ sung Khung trình độ thuộc giáo dục đại học và quy định chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan tổ chức kiểm soát, công nhận chất lượng và văn bằng quốc gia.

Bốn là, bỏ quy định về trường đại học chuẩn quốc gia, vì giáo dục đại học là đa dạng, không thể quy định như trường phổ thông hay trường mẫu giáo được.

Năm là, thống nhất tên gọi tổ chức giáo dục đại học. Bỏ “university within university”.

Sáu là, quy định học phí như ở trên Luật Giáo dục đã góp ý. Học quân sự, chính trị nhà nước trả tiền đảm bảo bình đẳng với những sinh viên đi học ở nước ngoài về.
Bảy là, quy định rõ hơn, cụ thể hơn về tự chủ: Bộ nên có đánh giá một số trường tự chủ vừa qua như thế nào? cái gì được cái gì chưa được và cần chú ý khi mức độ tự chủ của trường đại học gia tăng thì lợi ích người học và xã hội là gì?

Tám là, bổ sung quy định giáo dục nghề nghiệp trong trường đại học. Điều kiện và khi nào thì được thực hiện chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Chín là, bổ sung định nghĩa: Thế nào là một chương trình giáo dục đại học để tránh nhập nhèm của một số cơ sở đào tạo theo tín chỉ do nước ngoài cấp và tích lũy đủ thì có bằng đại học hay thạc sĩ.

Quy định rõ việc phân biệt chương trình phát triển kỹ năng chuyên nghiệp thuộc đại học và kỹ năng thuộc giáo dục nghề nghiệp.

Mười là, đổi tên Kiểm định chất lượng thành Kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng cho đúng nghĩa và hội nhập.

Mười một là, đề nghị nên có một điều quy định bỏ cơ chế Bộ chủ quản đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng các trường, giảm đầu mối quản lý, cải cách hành chính và giảm biên chế quản lý nhà nước cũng như bộ máy quản lý ở các Bộ ngành Trung ương hiện nay.

Mười hai, đề nghị có cơ chế đặc thù đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ giáo viên như đối với người học tại các trường Công an, Quân đội, thì mới thực chất coi giáo dục là quốc sách.

Trân trọng cảm ơn ông.